Pages

Saturday, February 3, 2024

“Những định luật bất biến của quảng cáo” – Chương 16


 *Tựa gốc: “Reality in Advertising”

*Năm phát hành: 1970

*Tác giả: Rosser Reeves

*Dịch giả: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 10/2014.

Khi nhà quảng cáo “nói láo ăn tiền”

Trước thời kỳ Cải Cách Kháng Cách, các nhà thần học ở trường Đại học Paris bác bỏ mọi logic khoa học và làm cho cả thế giới phát nản vì họ cứ tranh cãi suốt hàng năm trời về một chủ đề dở hơi: Có thể có tối đa bao nhiêu thiên thần cùng lúc nhảy múa trên một đầu kim?

Saturday, January 27, 2024

Nghệ thuật viết quảng cáo, đoạn trích 7


*Tựa gốc: “How to write a good advertisement”

*Năm phát hành: 1962

*Tác giả: Victor O. Schwab

*Dịch giả: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 12/2013.

Chọn lọc những thông tin thực sự có giá trị

Bạn có biết rằng, tục thuê người khóc mướn trong đám tang chính là một trong những phong tục cổ xưa và lâu đời nhất của con người? Phong tục này nhằm mục đích ngợi ca người chết, đồng thời giúp nghệ thuật hóa nghi lễ tiễn đưa họ về nơi chín suối. Khi đó, chúng ta không quan tâm đến việc những người khóc mướn có khóc thật lòng hay không. Còn chúng ta - những nhà viết quảng cáo - là những người “viết mướn” hay “viết thuê”, là sứ giả truyền đạt những thông điệp của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng, nên chẳng trách sao khách hàng cũng chẳng tin chúng ta thật lòng.

Monday, January 8, 2024

Nghệ thuật viết quảng cáo, đoạn trích 6

 


*Tựa gốc: “How to write a good advertisement”

*Năm phát hành: 1962

*Tác giả: Victor O. Schwab

*Dịch giả: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 12/2013.

Hãy nói với ta ngắn gọn, hãy nói với ta chân thành

(Bằng không, ta sẽ xuống địa ngục cùng nàng!)

(“Tôi lật hết trang này đến trang khác của tờ tạp chí, mỗi trang tính ra tốn của họ bạc triệu tiền quảng cáo; ấy vậy mà họ vẫn chỉ toàn nói về chính mình – và nói với chính mình. Tôi nghĩ vậy.” – Ý kiến của một độc giả.)

Ta thấy nàng bõ công nhào thật nhiều bột bánh

Để cố gắng nói những điều nàng nghĩ ta nên biết.

Ôi, cái nhà máy của nàng, nó thật to, thật đẹp, và thật mạnh mẽ;

Và chủ nhân của nàng mang bộ râu dài nam tính.

Thursday, December 28, 2023

Góc bình luận bóng đá 07, 20231229

 

Bài dự thi “Bình luận viên Ngoại hạng” thắng giải, được đăng trên báo TT ngày 22-10-2010

Hãy là chính mình!

Tôi là một người hâm mộ bóng đá nói chung và giải Ngoại Hạng Anh nói riêng, dù không cuồng nhiệt lắm. Đối với tôi, giải Ngoại hạng Anh không chỉ là những cuộc so tài túc cầu giáo, mà còn là kho tàng những câu chuyện đáng suy ngẫm về cuộc sống.

Sunday, December 17, 2023

Góc bình luận bóng đá 06, 20231218


Bài dự thi “Bình luận viên Ngoại hạng,” được nêu tên trong danh sách trao giải, báo TT ngày 11-10-2011

Tồn tại hay không tồn tại

Tồn tại hay không tồn tại” – câu độc thoại nổi tiếng của hoàng tử Hamlet trong tác phẩm cùng tên của kiệt tác gia người Anh William Shakespeare, được thốt lên để bày tỏ sự hoài nghi trong một xã hội mà mọi giá trị nhân văn bị đảo lộn. Từ “In Arsene we Trust” cho đến “In Arsene we Rust,” không chỉ khán giả bắt đầu hoài nghi về năng lực của HLV Wenger, mà lời tuyên bố “buông súng” trong cuộc đua giành chức vô địch Ngoại Hạng Anh của vị HLV vốn nổi tiếng bảo thủ cũng phần nào thể hiện sự hoài nghi của ông về chính mình: Thứ bóng đá đẹp mà ông theo đuổi trở nên lép vế trong một Premier League đang ngày càng thực dụng hơn, minh chứng qua kết quả nghèo nàn của Arsenal từ đầu mùa giải.

Sunday, December 10, 2023

Góc bình luận bóng đá 05, 20231211


Bài dự thi “Bình luận viên Ngoại hạng,” được nêu tên trong danh sách trao giải, báo TT ngày 17-01-2012

Đẳng cấp cầu thủ lớn

Giải Ngoại Hạng Anh gần đây chứng kiến sự phân hóa giữa các đội tốp trên: một bên là những đoàn quân áo đỏ giàu truyền thống như Manchester United (M.U.) hay Liverpool, và một bên là những đội bóng áo lam vươn vai nhờ sức mạnh tài chính như Chelsea và Manchester City. Cụ thể, vài sự kiện trong vòng đấu vừa qua càng chứng thực sự phân hóa đó.

Friday, December 8, 2023

Góc bình luận bóng đá 04, 20231209


Bài dự thi “Bình luận viên Ngoại hạng,” được nêu tên trong danh sách trao giải, báo TT ngày 06-09-2011

Bất công” Premier League

Trong xã hội học, khái niệm “bất công” chỉ tình trạng cách biệt về mức độ giàu có, uy tín và quyền lực của các thành viên trong xã hội, từ đó sinh ra sự phân tầng dựa trên cấp bậc của những nhóm người. Giải Ngoại Hạng Anh cũng không khác gì một xã hội thu nhỏ với những bất công muôn thuở.